Từ một câu hỏi ngây thơ của cô con gái “Con cua có mấy chân”, người mẹ đã chợt nhận ra một điều thiếu sót vô cùng quan trọng. Và có lẽ, trong chúng ta ai cũng đều vướng phải điều này.
Buổi tối hôm đó, tôi cùng với mấy người bạn trò chuyện. Người lớn nói chuyện phiếm, bọn trẻ cũng thật biết điều, rủ nhau ra đại sảnh của khách sạn chơi đùa.
Chúng tôi đang vui vẻ trò chuyện, thì con gái hùng hùng hổ hổ chạy vào, chui vào lòng tôi, vẻ mặt hết sức hưng phấn nói: “Mẹ mẹ.. con vừa nhìn thấy một con cua to như vậy nè”.
Nàng vừa nói vừa giơ tay, khoa tay múa chân để miêu tả con cua. Tôi hỏi cô bé có muốn đi nhìn xem con cua trông hình dạng như thế nào không, cô bé vui mừng gật đầu, lại chạy ra ngoài.
Một lát sau, bé con chạy trở về, nói với tôi: “Mẹ mẹ… Con cua có 6 chân!”. Tôi vừa nghe liền bật cười, con cua rõ ràng có 8 chân mà, bé con này chắc chắn là đếm sai rồi. Tôi vừa nói con nhìn sai rồi, cô bé liền sốt ruột, giải thích: “Con không đếm sai, hai bên mỗi bên có 3 chân mà”.
Con gái tôi tuy tuổi còn nhỏ, nhưng đếm rất đúng, hơn nữa quan sát sự vật luôn cẩn thận. Nhìn thấy nàng ta kiên định như vậy, tôi cũng có chút hoài nghi về mình. Nếu hai bên, mỗi bên có 3 chân, thì con cua kia đích thị là có 6 chân rồi. Nhưng vì sao trong đầu tôi luôn có ấn tượng rất rõ ràng rằng, con cua có 8 chân bao gồm cả 2 cái càng lớn chứ?
Vì thế, tôi hỏi mọi người một câu, con cua rốt cuộc có mấy chân. Có người nói 8 chân, cũng giống như nhận thức của tôi. Lúc này, một người bạn khác giải thích, nghiêm túc nói, con cua có 6 chân, hai cái càng, hai cái càng này là do tiến hóa để sử dụng dưới nước. Cho nên, nếu dựa vào định nghĩa “chân” chỉ dùng để đi đường, như vậy con cua đích xác chỉ có 6 chân.
Con gái tôi đứng bên cạnh, quan sát chúng tôi nói chuyện, nghe được con cua có 6 chân, nàng đã đúng, liền vui tươi hớn hở tiếp tục chạy ra ngoài chơi. Nhìn từ phía sau bóng dáng con gái, tôi lại nghĩ lại “ấn tượng” của mình.
Trong đại não chúng ta quả thực có rất nhiều ấn tượng như vậy, không rõ là từ đâu đến, cũng không rõ tính chuẩn xác như thế nào, tuy nhiên cũng thật là thâm căn cố đế, trở thành nền móng nhận thức của chúng ta. Tựa như vấn đề đơn giản con cua có mấy chân, tôi chỉ biết là có 8 chân, nhưng lại chưa từng muốn thật sự đi nhìn một cái, xem 8 chân kia là có hay không dùng để đi đường.
Trẻ con còn nhỏ, trong đầu không có nhiều quan niệm như vậy, đếm con cua có mấy chân, cô bé là nhận thức từ sự quan sát cẩn thận xem con cua như thế nào, đếm số chân con cua bò đi. Không có bất kỳ quan niệm nào cản trở, kết luận chuẩn xác của cô bé đã hoàn toàn ngược lại với “ấn tượng” của tôi.
Quả là, có lẽ khi lớn lên, chúng ta thiếu thốn nhất không phải là “kiến thức”, mà chính là một ánh mắt thuần khiến quan sát thế giới giống như trẻ thơ vậy!
Bảo An, theo epochtimes.com/tinhhoa.net
NHỮNG MÓN QUÀ CHO CON BỐ CÓ THỂ THAM KHẢO!